Công bố dự thảo sửa đổi Hiến pháp PDF. In
Thứ tư, 02 Tháng 1 2013 06:46

 

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 không hiến định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước...


Theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các thành phần
kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng
và cạnh tranh theo pháp luật.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố để lấy ý kiến nhân dân từ 2/1 đến 31/3/2013.

Trước đó, tại buổi họp báo chiều 29/12/2012, ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, người phát ngôn của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cho biết, những định hướng lớn và nguyên tắc cơ bản vẫn được giữ, song một số nội dung cụ thể đã được chỉnh sửa, nâng cấp, hoàn thiện.

Gồm 124 điều (ít hơn dự thảo trước 2 điều), từ lời nói đầu đến nhiều nội dung cụ thể của bản dự thảo mới đã có sự điều chỉnh.

Một trong số các nội dung đã được chỉnh sửa là quy định về các thành phần kinh tế. Ở dự thảo được trình Quốc hội thảo luận, điều 55 quy định: 1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Mục đích phát triển kinh tế là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

Thảo luận tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 vừa qua, nhiều vị đại biểu cho rằng, cần xem lại quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Bởi, những năm qua kinh tế nhà nước dù nhận được nhiều ưu đãi, nhưng hoạt động kém hiệu quả. Trong khi đó, thành phần kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác đã và đang phát triển mạnh đóng góp lớn cho nền kinh tế lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc quy định các thành phần kinh tế bình đẳng như nhau trong cùng một khuôn khổ pháp lý sẽ tạo những chuyển biến tốt hơn cho đất nước, tạo ra nhiều của cải vật chất, việc làm, đóng góp nhiều hơn cho ngân sách.

Liên quan đến nội dung này, ở dự thảo lấy ý kiến nhân dân, điều 54 (cũng sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21 và 25 như điều 55 nói trên) quy định: 1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. 2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

Bên cạnh nội dung này, ý kiến của nhiều vị đại biểu về sự cần thiết của cơ quan bảo vệ Hiến pháp cũng đã được tiếp thu.

Theo đó, điều 120 dự thảo lấy ý kiến nhân dân quy định: Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên.

Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành ; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Hiến pháp và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Hiến pháp do luật định.

Với nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (chương 2), ngay điều đầu tiên (điều 15) đã bổ sung quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng”.

Nhiều quy định khác ở chương này cũng đã được chỉnh sửa.

Việc lấy ý kiến nhân dân lấy ý kiến nhân dân sửa về toàn bộ nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ bắt đầu từ 2/1 và kết thúc vào 31/3/2013. Đối tượng lấy ý kiến bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các cơ quan, tổ chức Trung ương và ở địa phương. Các hình thức lấy ý kiến bao gồm góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức, thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm. Cũng có thể thông qua trang thông tin điện tử của Quốc hội tại địa chỉ http://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng.

NGUYÊN THẢO. (VnEconomy).

 

Đóng góp ý kiến


Làm mới

Thư ngỏ của Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov

 

Logo Hoi moi

 Trước tình hình dịch Covid-19 tại Ucraina diễn biến phức tạp, Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov đã thành lập một nhóm liên lạc giữa lãnh đạo các tổ chức hội đoàn, đ kịp thời trao đổi thông tin và có biện pháp giúp đ bà con cộng đồng khi cần thiết. (Xem bài)

Địa chỉ các cơ sở y tế làm dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Kharkiv

 

Covid19 xetnghiem2

Hiện nay, người dân Kharkiv có thể làm xét nghiệm virus SARS-COV-2 (Covid-19) tại ba cơ sở y tế: "Trung tâm y tế Sức khỏe" ("Медицинский центр здоровья"), "Em bé của bạn - Gia đình của bạn" ("Your Baby-Your Family") và "Evviva" ("Эввива"). (Xem bài)

 

 

Hướng dẫn của Bộ Y tế Ucraina về quy trình tự cách ly

 

Benhnhan cum2016

Tự cách ly là tránh tiếp xúc với người khác nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tự cách ly được thực hiện khi có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh (tiếp xúc ở khoảng cách dưới 2 mét trong thời gian trên 15’). Khi tự cách ly, cần ghi nhớ và tuân thủ các khuyến cáo về vệ sinh cá nhân(Xem bài)

 

Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng ngừa Covid-19

 

Tiemchung 22321

Mặc dù Bộ Y tế Ucraina không quy định gì cụ thể, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên mọi người nên làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiêm vaccine chống Covid-19, để phòng trường hợp bị biến chứng. (Xem bài)