Hướng dẫn của Bộ Y tế Ucraina về quy trình tự cách ly PDF. In
Thứ năm, 19 Tháng 3 2020 12:12

Tucachly

Tự cách ly là gì?

Tự cách ly trước hết là tránh tiếp xúc với người khác nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tự cách ly được thực hiện khi có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh (tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách gần dưới 2 mét trong thời gian trên 15’).

Trường hợp ngoại lệ duy nhất là khi cần sự hỗ trợ về y tế (nhưng chỉ sau khi đã được tư vấn qua điện thoại).

Nếu không hiểu bản thân có cần tự cách ly hay không, hoặc nếu không biết liên hệ với ai để tư vấn, hãy gọi đường dây nóng của Chính phủ: 1545.

Ai phải tự cách ly?

Tự cách ly được yêu cầu đối với các trường hợp sau:

- Đang chờ kết quả xét nghiệm Covid-19;

- Đã có tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19;

- Gần đây đã đến tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc), Iran, Bắc Triều Tiên, một số vùng của Italy (Lombardy, Piedmont, Veneto) và các quốc gia khác có dịch theo thông báo trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế Ucraina, kể cả khi chưa xuất hiện triệu chứng nhiễm bệnh.

- Gần đây đã đến Trung Quốc (các địa phương ngoài Hồ Bắc), Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Đài Loan và có các triệu chứng ho, khó thở và/hoặc sốt.

Tự cách ly trong bao lâu?

Thời gian cách ly tối thiểu là 14 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi gần nhất hoặc từ lúc có tiếp xúc gần với người bị bệnh.

Cần chuẩn bị gì khi tự cách ly?

Sắp xếp để không ra ngoài hoặc tiếp khách. Cần giải thích điều này cho bạn bè và người thân.

Báo cáo cấp trên để được phép làm việc tại nhà trong thời gian tự cách ly.

Thông báo trước cho bác sỹ gia đình về việc tự cách ly và chọn 1 người làm đầu mối liên hệ trong trường hợp cần hỗ trợ.

Cần làm gì nếu ở chung với người khác?

Nếu sống cùng gia đình hoặc với người khác, phải tự cách ly trong phòng riêng có hệ thống thông gió tốt. Nếu có thể, hãy sử dụng phòng tắm và/hoặc phòng vệ sinh riêng. Tự nấu và ăn riêng.

Ghi nhớ và tuân thủ các bước vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng, lau nhà bằng nước, che miệng khi ho và hắt hơi, sử dụng khăn dùng 1 lần. Trong trường hợp không thể tránh việc tiếp xúc với người khác, phải đeo khẩu trang y tế và vứt bỏ sau khi sử dụng hoặc dính bẩn.

Tránh hoặc hạn chế thấp nhất việc tiếp xúc với vật nuôi.

Nhận thực phẩm thế nào?

Hạn chế tối đa việc ra ngoài mua sắm. Nếu có thể, hãy nhờ bạn và người thân mua thực phẩm và các đồ dùng khác, hoặc chọn phương thức mua hàng thanh toán qua mạng và giao hàng không tiếp xúc.

Làm gì khi cần ra ngoài?

Nếu cấp bách phải ra khỏi nơi cách ly, phải đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác. Dùng nước rửa tay khử trùng và che miệng khi ho.

Cần làm gì khi xuất hiện các triệu chứng?

Trong quá trình tự cách ly nếu xuất hiện các triệu chứng (ho, khó thở, sốt, tiêu chảy) phải lập tức gọi hỗ trợ y tế và khai báo hành trình di chuyển và những người đã tiếp xúc có thể nhiễm bệnh.

Tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina.

 

Đóng góp ý kiến


Làm mới

Thư ngỏ của Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov

 

Logo Hoi moi

 Trước tình hình dịch Covid-19 tại Ucraina diễn biến phức tạp, Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov đã thành lập một nhóm liên lạc giữa lãnh đạo các tổ chức hội đoàn, đ kịp thời trao đổi thông tin và có biện pháp giúp đ bà con cộng đồng khi cần thiết. (Xem bài)

Địa chỉ các cơ sở y tế làm dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Kharkiv

 

Covid19 xetnghiem2

Hiện nay, người dân Kharkiv có thể làm xét nghiệm virus SARS-COV-2 (Covid-19) tại ba cơ sở y tế: "Trung tâm y tế Sức khỏe" ("Медицинский центр здоровья"), "Em bé của bạn - Gia đình của bạn" ("Your Baby-Your Family") và "Evviva" ("Эввива"). (Xem bài)

 

 

Hướng dẫn của Bộ Y tế Ucraina về quy trình tự cách ly

 

Benhnhan cum2016

Tự cách ly là tránh tiếp xúc với người khác nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tự cách ly được thực hiện khi có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh (tiếp xúc ở khoảng cách dưới 2 mét trong thời gian trên 15’). Khi tự cách ly, cần ghi nhớ và tuân thủ các khuyến cáo về vệ sinh cá nhân(Xem bài)

 

Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng ngừa Covid-19

 

Tiemchung 22321

Mặc dù Bộ Y tế Ucraina không quy định gì cụ thể, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên mọi người nên làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiêm vaccine chống Covid-19, để phòng trường hợp bị biến chứng. (Xem bài)