Giới chuyên gia nhận định làn sóng dịch thứ hai tại Ấn Độ có thể đã đạt đỉnh PDF. In
Thứ sáu, 14 Tháng 5 2021 15:05

Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, dựa trên tất cả các chỉ số về dịch COVID-19 tại Ấn Độ trong hai tuần qua, giới phân tích cho rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai tại quốc gia Nam Á này có thể đã đạt đỉnh hoặc sẽ đạt đỉnh trong vài ngày tới. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đồng thời cảnh báo phải mất rất nhiều thời gian nữa làn sóng này mới có thể kết thúc.

an-do-140521BB
Bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại bệnh viện
ở Chennai, Ấn Độ, ngày 13/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Truyền thông Ấn Độ đưa tin sau khi đạt mức cao nhất từ trước tới nay là 414.000 ca nhiễm mới vào ngày 6/5, số ca nhiễm mỗi ngày tại nước này đã giảm đáng kể trong tuần qua. Theo đó, số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày đã bắt đầu giảm, từ mức 391.000 ca vào ngày 8/5 xuống còn 366.000 ca vào ngày 13/5.

Ngoài ra, còn có những tín hiệu khác phản ánh làn sóng lây nhiễm thứ hai có thể đã đạt đỉnh. Đơn cử, bang Maharashtra từng ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục 68.631 ca/ngày, nhưng sau 3 tuần, số ca nhiễm mới theo ngày ở bang này hiện ở mức dưới 40.000 ca. Tại thủ đô New Delhi, số liệu mới nhất ngày 14/5 cho thấy thành phố này chỉ ghi nhận 8.500 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, trong khi tỷ lệ xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 cũng đã giảm xuống còn 12%. Cả hai con số này đều chỉ bằng 1/3 so với mức đỉnh điểm 3 tuần trước.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên sau hai tháng, số các ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đã giảm vào đầu tuần này. Nếu đến cuối tháng 4, tổng số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ lên mức gần 100.000 ca/ngày, thì trong tháng 5, mức tăng hằng ngày đã giảm đáng kể và trong vài ngày qua chỉ ở mức dưới 10.000 ca/ngày.

Tuy vậy, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ vẫn đang diễn biến phức tạp khi nhiều bang lớn như Tamil Nadu, Andhra Pradesh và Tây Bengal lại đang chứng kiến chiều hướng số ca nhiễm gia tăng, với số ca  nhiễm mới COVID-19 tăng từ 20.000 - 30.000 ca/ngày. Phải mất 5 tháng để tổng số ca COVID-19 tại Ấn Độ giảm từ mức đỉnh điểm 98.000 ca/ngày (vào giữa tháng 9/2020) trong làn sóng đầu tiên xuống còn khoảng 10.000 ca/ngày. Trong khi đó, lần này Ấn Độ đang ở đỉnh cao hơn nhiều. Điều này có nghĩa là hành trình đi xuống của làn sóng thứ hai dường như sẽ rất dài.

Ngày 14/5, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) thông báo Ấn Độ đã bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga cho người dân.

sputnik-v-100521
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: IRNA/TTXVN

Theo RDIF, việc tiêm vaccine Sputnik V bắt đầu được triển khai tại thành phố Hyderabad, đánh dấu đây là loại "vaccine đầu tiên do nước ngoài sản xuất được sử dụng tại Ấn Độ".

Lô vaccine đầu tiên của Sputnik V đã được đưa tới Ấn Độ vào ngày 1/5 vừa qua và dự kiến lô thứ hai sẽ được chuyển giao cho quốc gia Nam Á này trong những ngày tới.

Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành RDIF Kirill Dmitriev cho biết quỹ này sẵn sàng hỗ trợ các đối tác của Ấn Độ sớm triển khai tiêm phòng vaccine Sputnik V trên diện rộng.

Một số nhà sản xuất thuốc hàng đầu có trụ sở tại Ấn Độ, trong đó có Virchow Biotech và Hetero Biopharma, đã thỏa thuận sản xuất Sputnik V tại nước này nhằm sản xuất hơn 850 triệu liều mỗi năm. Theo RDIF, vaccine Sputnik V đã được đăng ký tại 65 quốc gia.

Theo báo Tin Tức.

 

Đóng góp ý kiến


Làm mới

Thư ngỏ của Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov

 

Logo Hoi moi

 Trước tình hình dịch Covid-19 tại Ucraina diễn biến phức tạp, Hội người Việt Nam tỉnh Kharkov đã thành lập một nhóm liên lạc giữa lãnh đạo các tổ chức hội đoàn, đ kịp thời trao đổi thông tin và có biện pháp giúp đ bà con cộng đồng khi cần thiết. (Xem bài)

Địa chỉ các cơ sở y tế làm dịch vụ xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Kharkiv

 

Covid19 xetnghiem2

Hiện nay, người dân Kharkiv có thể làm xét nghiệm virus SARS-COV-2 (Covid-19) tại ba cơ sở y tế: "Trung tâm y tế Sức khỏe" ("Медицинский центр здоровья"), "Em bé của bạn - Gia đình của bạn" ("Your Baby-Your Family") và "Evviva" ("Эввива"). (Xem bài)

 

 

Hướng dẫn của Bộ Y tế Ucraina về quy trình tự cách ly

 

Benhnhan cum2016

Tự cách ly là tránh tiếp xúc với người khác nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tự cách ly được thực hiện khi có tiếp xúc gần với người nghi nhiễm bệnh (tiếp xúc ở khoảng cách dưới 2 mét trong thời gian trên 15’). Khi tự cách ly, cần ghi nhớ và tuân thủ các khuyến cáo về vệ sinh cá nhân(Xem bài)

 

Những điều cần lưu ý khi tiêm chủng ngừa Covid-19

 

Tiemchung 22321

Mặc dù Bộ Y tế Ucraina không quy định gì cụ thể, nhưng các chuyên gia y tế vẫn khuyên mọi người nên làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi tiêm vaccine chống Covid-19, để phòng trường hợp bị biến chứng. (Xem bài)